Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

U22 Campuchia - đối thủ của U22 Việt Nam mạnh cỡ nào


Đằng sau thành công của U22 Campuchia tại SEA Games 30 là nỗ lực chuyển mình của cả nền bóng đá song Việt Nam là đối thủ quá khó để tập thể của HLV Honda tin vào điều kỳ diệu.
>> Link xem tructiepbongda trận đấu này
Tại Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, đội tuyển Campuchia có thành tích gì? Họ đứng bét bảng, thua 4 trên tổng số 5 trận, ghi được 1 bàn, thủng lưới 22 bàn. Trước đó, ở Vòng loại U23 châu Á, Campuchia cũng chẳng có KQBD khá hơn khi chỉ có 1 điểm, ghi được 2 bàn và thủng lưới 13 lần.
Song châu Á chưa bao giờ là mục tiêu của Campuchia, họ hiểu không thể đốt cháy giai đoạn. Đông Nam Á là cái đích đầu tiên của Campuchia
Gạt kiêu binh
Chan Vathanaka là cái tên không mấy xa lạ với giới mộ điệu Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Trong thời gian dài, Vathanaka là cầu thủ hay nhất Campuchia. Anh thậm chí xuất ngoại (tới Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia chơi bóng) và khiến người hâm mộ quê nhà khấp khởi hy vọng.
Song Vathanaka giờ không còn xuất hiện ở đội tuyển Campuchia. Ở một giải đấu quan trọng như SEA Games, Vathanaka cũng không được triệu tập với tư cách cầu thủ hơn tuổi. Từ vai trò ngôi sao, Vathanaka bị gạt khỏi kế hoạch của BLĐ đội tuyển Campuchia.
Nguyên nhân của mâu thuẫn này bắt đầu từ AFF Cup 2018, Chan Vathanaka sau khi bị HLV Keisuke Honda thay ra sau 45 phút ở trận thua 1-4 trước Myanmar đã tỏ thái độ. Anh bày tỏ trạng thái có phần giận dỗi “Tôi không đủ khả năng thi đấu cho đội tuyển quốc gia” trên trang cá nhân. Tuyên bố này khiến đội tuyển Campuchia cùng các CĐV có phen đứng ngồi không yên.
Sau cùng, Campuchia bị loại ở vòng bảng khi chỉ có 3 điểm. Chan Vathanaka vẫn là chân sút tốt nhất với 2 bàn.
Nhưng cũng từ đó, Vathanaka chưa bao giờ được triệu tập trở lại ĐTQG. Trong năm 2019, Vathanaka nằm ngoài mọi kế hoạch của đội tuyển Campuchia. Ở tuổi 25, tiền đạo này đang rơi vào quên lãng dù nhiều CĐV Campuchia vẫn tin anh là cá nhân hay nhất quốc gia.
Sự quyết liệt trong việc xử lý nạn kiêu binh của Keisuke Honda và BLĐ đội tuyển Campuchia đã mang tới nhiều tín hiệu tích cực. Họ không còn phải phụ thuộc vào cá tính thất thường của ngôi sao này. Những cá nhân chơi tốt và thi đấu vì tập thể như Keo Sokpheng hay Raung Bunheing được coi trọng hơn.
Câu chuyện gạt bỏ Chan Vathanaka không phải yếu tố quyết định trong việc thay đổi bộ mặt bóng đá Campuchia. Song đó là thay đổi tiêu biểu trong việc quán triệt tâm lý ở các cầu thủ. Ở đó, kỷ luật quan trọng hơn tất cả. Một ngôi sao không bao giờ có giá trị bằng tập thể.
Bóng đá Campuchia đang hướng tới kế hoạch 6 năm cho SEA Games 2023 trên sân nhà. Những lò đào tạo ở quốc gia này đang cho ra những lứa cầu thủ tốt, song nếu không có nền tảng kỷ luật quán triệt ở cấp độ thượng tầng, câu chuyện giáo dục cầu thủ trẻ không đơn giản.
Quyết định “trảm” Chan Vathanaka khiến đội tuyển Campuchia mất đi ngôi sao sáng, nhưng thu về kỷ luật cùng niềm tin của những cầu thủ trẻ luôn là một bàn đạp tốt để hướng tới tương lai. Và họ đã làm điều đó.

U22 Việt Nam cần cẩn trọng gì trước Campuchia?
Trước khi bước vào SEA Games 30, bóng đá Campuchia ghi nhận dấu ấn lịch sử khi đội U19 Campuchia lần đầu tiên giành vé tham dự VCK U20 châu Á 2020. Trong giai đoạn vòng loại, U19 Campuchia thậm chí thắng cả Thái Lan để đứng nhì bảng G, chỉ sau Malaysia.
Ngôi sao lớn nhất trong chiến dịch đó của U19 Campuchia, Sieng Chanthea (sinh năm 2002) cũng có mặt trong đội hình U22 Campuchia dự SEA Games 30. Chanthea thậm chí là người đang giữ kỷ lục cầu thủ trẻ nhất thế giới khi ghi bàn ở Vòng loại World Cup 2022 lúc mới 16 tuổi.
Cùng với Chanthea, U22 Campuchia còn có Keo Sokpheng và Raung Bunheing là những ngôi sao quá tuổi.
Không còn chịu đựng và phụ thuộc vào tính khí thất thường của Chan Vathanaka, U22 Campuchia đã tạo ra cú sốc với SEA Games 30 khi quật ngã U22 Malaysia ở lượt đấu cuối để tiến vào vòng bán kết. Trước đó, Campuchia bị Philippines cầm hòa đúng phút cuối và chỉ thua Myanmar sau sai lầm của thủ môn.
Không khó để nhìn thấy U22 Campuchia lấy hình mẫu của đội tuyển nào để xây dựng. HLV Felix Damas cùng Keisuke Honda đang đặt dấu ấn của Nhật Bản vào trong đội U22 Campuchia.
Những cầu thủ chơi bóng kỷ luật, dựa nhiều vào phối hợp nhóm và chọn lựa lối chơi tấn công. Ở chiến thắng quyết định trước Malaysia, U22 Campuchia thậm chí sút tới 17 lần, áp đảo hoàn toàn đối thủ.
Khả năng bùng nổ của Keo Sokpheng và Sieng Chanthea đóng vai trò rất quan trọng trong cách vận hành chiến thuật 4-2-3-1 của U22 Campuchia. Keo Sokpheng là tiền đạo cánh trái, Sieng Chanthe sắm vai tiền vệ công. Cả hai thường xuyên hoán đổi vị trí cho nhau và làm rối loạn hàng phòng ngự đối thủ. Malaysia đã chịu 2 bàn thua choáng váng đều từ những cú đấm hạng nặng này của Campuchia.
Dẫu vậy, chỉ ra những ngôi sao lớn của bóng đá Campuchia và ghi nhận sự vươn mình của họ không có nghĩa là đánh giá thấp U22 Việt Nam ở trận bán kết SEA Games trước mắt. Dù có hay không có Quang Hải, U22 Việt Nam vẫn quá mạnh so với Campuchia.
Những Văn Hậu, Hùng Dũng, Trọng Hoàng hay cả Tiến Linh đều đang chứng tỏ được bản lĩnh bất chấp lịch thi đấu dày đặc cùng những áp lực vô hình bủa vây.
Việc trở lại từ vực thẳm trước U22 Thái Lan ở lượt đấu cuối có thể là liều thuốc tinh thần lớn giúp thầy trò Park Hang-seo đối đầu với Campuchia ở bán kết.

Chỉ cần giải quyết được bài toán về tinh thần cũng như tâm lý, có thể tin đẳng cấp của đội bóng số một Đông Nam Á sẽ giúp thầy trò Park Hang-seo vượt qua được Campuchia và tiến gần hơn tới tấm huy chương vàng SEA Games 30. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét